Header Ads

CÓ THOÁT ĐƯỢC TỰ KỶ KHÔNG?


CÓ THOÁT ĐƯỢC TỰ KỶ KHÔNG?

Mọi người tranh cãi về việc "thoát" tự kỷ quá nhiều, bác sỹ Cú dịch giúp mọi người một trong những nghiên cứu quan trọng nhất năm 2013 về tự kỷ.

Bài nghiên cứu chỉ ra rằng số trẻ đạt "kết quả tối ưu" tự kỷ rất ít ỏi, và KHÔNG phải do ngẫu nhiên, mà do can thiệp sớm tích cực về hành vi, giao tiếp..., bản thân các trẻ này cũng có IQ cao hơn và sự rối loạn tương tác xã hội cũng nhẹ hơn các trẻ tự kỷ khác.
Tự kỷ là một phổ rất rộng, mỗi trẻ là một tiểu thế giới khác nhau, như chính vân tay của mỗi bé, các phụ huynh hãy tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin, và kịp thời tìm cho con một chương trình can thiệp khoa học, phù hợp do những nhà chuyên môn uy tín thực hiện.
Trước đây họ dùng từ "recover-thoát", bây giờ chỉ dùng "optimal outcomes-kết quả tối ưu", được đo lường bằng việc trẻ có thể tham gia học tập như những trẻ bình thường.

Dưới đây là bài nghiên cứu

Kết quả tối ưu có thật, hiếm trong tự kỷ

- Bác sỹ Hoàng Oanh dịch-

Nghiên cứu cho thấy một số hãn hữu trẻ em hoàn toàn khắc phục được khuyết tật; điều trị sớm có thể là chìa khóa

Từ lâu, phụ huynh và các chuyên gia đã cho rằng một thiểu số trẻ em tự kỷ tạo ra những bước tiến lớn như thể họ đã "chữa khỏi." Liệu có phải các bé đã "phục hồi"/”thoát khỏi” tự kỷ? Hay các bé đã bị chẩn đoán nhầm lúc đầu?

Trong tháng Giêng, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt cho thấy một số câu trả lời. Deborah Fein và các đồng nghiệp tại Đại học Connecticut đã nghiên cứu 34 trẻ em và thanh thiếu niên (tuổi từ 8-21), người đã được chẩn đoán mắc tự kỷ trước 5 tuổi nhưng triệu chứng không còn. Tất cả đều tham gia rất tốt trong các lớp học chính thống mà không cần hỗ trợ thêm.

Khi ban đầu chẩn đoán, tất cả những đứa trẻ này có sự chậm trễ đáng kể ngôn ngữ: chưa nói được từ đơn lúc 18 tháng và thậm chí không nói được cụm từ đơn giản khi 2 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận tính chính xác của chẩn đoán ban đầu của trẻ em bằng hai cách. Đầu tiên họ xem xét các hồ sơ văn bản của đánh giá. Sau đó, họ loại bỏ chẩn đoán ASD từ các hồ sơ và chỉ xem xét các thông tin chỉ hành vi của các chuyên gia độc lập để xem xét lần hai.

Trong nghiên cứu này, những người tham gia đã trải qua một đánh giá đầy đủ. Điều này bao gồm các bài kiểm tra chuẩn hóa về ngôn ngữ, giao tiếp, nhận dạng khuôn mặt và tương tác xã hội. Tổng hợp lại , họ so sánh với một nhóm 34 cá nhân cùng tuổi mà không tự kỷ. Và họ ghi nhận các dấu hiệu tốt hơn so với một nhóm so sánh thứ hai của các cá nhân khuyết tật ít nghiêm trọng hơn ở cuối của dải phổ tự kỷ .

"Trong khi chỉ có một thiểu số nhỏ các trẻ em mắc chứng tự kỷ sẽ đạt được kết quả tối ưu như vậy, nghiên cứu này xác nhận những gì các chuyên gia và các bậc cha mẹ đã kể cho chúng tôi từ lâu", chuyên gia tâm lý trẻ em Lauren Elder- trợ lý giám đốc khoa học phổ biến của Autism speaks. "Cá nhân tự kỷ có một phổ rộng - từ khuyết tật đáng kể cho đến rất nhẹ mà không thể phân biệt trẻ em phát triển bình thường."

Quan trọng hơn, kết quả này không xuất hiện một cách tình cờ khi các trẻ được nuôi lớn đơn giản, tiến sĩ Elder chỉ ra. Hầu hết những trẻ trong nhóm kết quả tối ưu đã có một số hình thức trị liệu can thiệp sớm.

Những yếu tố nào có thể giải thích hoặc thậm chí dự đoán kết quả tối ưu như vậy? Tiến sĩ Fein đã bắt đầu một nghiên cứu tiếp theo để xác định liệu một số loại can thiệp sớm có thể là chìa khóa. Ngoài ra, báo cáo tháng của bà lưu ý rằng trẻ em trong độ tối ưu có sự suy giảm tương tác xã hội nhẹ hơn và chỉ số IQ cao hơn một chút so với những trẻ trong nhóm tự kỷ so sánh của nghiên cứu - mặc dù khó khăn về giao tiếp và các hành vi rập khuôn lúc đầu khá nghiêm trọng.

Link gốc:
https://www.autismspeaks.org/science/science-news/‘optimal-outcomes’-rare-real-autism

Không có nhận xét nào