Header Ads

Cách giúp trẻ chậm giao tiếp gửi thông điệp có nghĩa

Trẻ gửi thông điệp qua tương tác và giao tiếp

1. Thông điệp có chủ đích
        Làm gì đó gây sự chú ý có nghĩa là phải làm có chủ đích. Đối với trẻ đang ở giai đoạn đầu của giao tiếp, một bước phát triển lớn sẽ xảy ra khi trẻ học được cách gửi thông điệp có mục đích.
“Gây sự chú ý có nghĩa là khả năng của trẻ gửi được thông điệp có mục đích, hướng tới ai đó để đạt được mục tiêu trẻ muốn”
Ở những giai đoạn đầu phát triển giao tiếp, trẻ giao tiếp một cách tự phát. Người lớn sẽ là người bổ sung, thêm ý nghĩa cho những gì trẻ giao tiếp. Trẻ có thể tạo ra âm thanh, nhìn về phía đồ vật mà trẻ thích, hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể hoặc biểu cảm khuôn mặt để thể hiện những thứ mà trẻ muồn và trẻ cần. Nhưng trẻ chưa biết gửi thông điệp trực tiếp tới một ai đó thông qua việc nhìn họ hoặc kết nối với họ.

* Hành vi không có chủ đích
-Trẻ nhìn thấy những chiếc bánh trên bàn và đang cố tạo ra âm thanh
-Trẻ cười khi trẻ nghe thấy một đồ chơi có bản nhạc trẻ thích

* Hành vi có chủ đích
- Trẻ nhìn những chiếc bánh trên bàn và tạo ra âm thanh, sau đó trẻ nhìn Mẹ
-Trẻ cười, sau đó cầm đưa cho Bố trò chơi có nhạc mà mình thích để Bố có thể bật cho mình

        Trẻ kết nối được là khi trẻ gửi được thông điệp tới cho người khác để đạt được mong muốn và mục đích của mình, giao tiếp đã thực sự có kết quả!
Sẽ rất khó khăn để hiểu thông điệp mà trẻ muốn gửi khi trẻ chỉ thể hiện thoáng qua và không chỉ định rõ vào ai để gây chú ý. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng của người chăm sóc trẻ đáp ứng được với hành vi mong manh (thoáng qua) của những trẻ này là một cách tích cực để phát triển khả năng giao tiếp có chủ đích của trẻ.
        Khi cha mẹ đáp ứng được với âm thanh, biểu đạt khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của trẻ, điều này sẽ giúp cho trẻ kết nối và làm cho các hành vi của trẻ trở nên có ý nghĩa với người khác.
Cynthia Cress, nhà nghiên cứu từ Trường đại học của Nebraska-Lincoln, nghiên cứu với trẻ nhỏ và các gia đình của trẻ. Cress và các đồng nghiệp của cô gần đây đã nghiên cứu trên 20 trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng, vừa mới bắt đầu biết gửi những thông điệp có chủ đích. Họ muốn kiểm nghiệm xem những trẻ này và cha mẹ của chúng chơi với nhau như thế nào và những yếu tố nào ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng qua lại. Họ đã kết luận như sau:
• Cha mẹ đáp ứng thường xuyên với những cử chỉ không lời nói của con (ngôn ngữ cơ thể, cử động và biểu đạt khuôn mặt) hơn là âm thanh của trẻ. Cress và đồng nghiệp của cô chuẩn đoán rằng ý nghĩa đằng sau âm thanh của trẻ chắc không rõ ràng và khó đoán hơn các cử chỉ của trẻ. Sẽ dễ dàng hơn cho cha mẹ để đáp ứng được, nếu trẻ gửi thông điệp trực tiếp tới họ (thông điệp có chủ đích).
• Trẻ đáp ứng nhiều hơn tới cha mẹ trong các hoạt động có mục đích rõ ràng, ví dụ như khi ngồi ăn quà (lấy quà và ăn quà), chơi với những trò chơi có động cơ (nghe/nhìn, trò chơi để làm việc gì đó), hoặc chơi những trò chơi xã hội như nhảy lên, nhảy xuống chân của bố (đưa lên cao, hạ xuống thấp). Các hoạt động với mục đích rõ ràng sẽ khuyến khích trẻ gửi đi thông điệp để đạt mục tiêu chúng muốn. Và bởi vì mục tiêu rõ ràng nên làm cho cha mẹ dễ đoán ra được trẻ muốn gì hơn.
Cress và đồng nghiệp của cô khuyến nghị cha mẹ tập huấn theo chương trình Hanen là chương trình giúp đỡ cha mẹ khuyến khích trẻ sử dụng giao tiếp có chủ đích.
Cha mẹ là người hiểu con mình nhất, do đó cha mẹ ở vị trí lý tưởng nhất để trở thành “người phiên dịch” của con. Khi cha mẹ học được cách để xác định và đáp ứng tới tất cả các tín hiệu nhạy cảm và thông điệp của trẻ, thì họ có thể giúp con mình phát triển giao tiếp có chủ đích.
        2. Vậy Làm thế nào để giúp con của mình gửi thông điệp có chủ đích:
"Hãy là thám tử về thông điệp!". Bằng cách để ý thật cẩn thận tới những gì mà trẻ đang làm, bạn có thể bắt đầu từ cái cách mà con gửi thông điệp. Bạn có thể làm việc này bằng cách:
* Quan sát con – để ý biểu đạt khuôn mặt của con, hành động và sự tập trung/mối quan tâm của con
* Lắng nghe con – để ý âm thanh của con và trong tình huống nào thì trẻ tạo ra âm thanh đó. Bạn có thể liệt kê ra 1 loạt các hoạt động, âm thanh và ý nghĩa của nó mà bạn đã dịch ra. Điều này giúp bạn biết cách phản ứng kịp thời và phù hợp.
• Hãy để mặt mình đối diện với mặt con. Để trẻ có thể trực tiếp gửi thông điệp tới bạn, bạn cần lại gần mặt của con để con có thể nhìn được mặt của bạn. Điều này giúp con biết rằng bạn là 1 phần của tương tác, và điều này sẽ dễ dàng hơn cho con để nhìn trực tiếp vào bạn khi con đã sẵn sang.
• Hãy là người phiên dịch của con. Khi bạn đã sáng tỏ cách diễn đạt nhạy cảm của con khi chuẩn bị gửi thông điệp, bạn có thể “dịch” những thông điệp này bằng cách nói và làm những thứ mà đồng điệu với thông điệp mà con sẽ đưa ra. ĐIều này sẽ giúp con kết nối và hành vi của con sẽ có nghĩa đối với người khác. Hãy giữa cho “lời dịch” thật ngắn và đơn giản.
* Phiên dịch những thồng điệp của con
Đứa trẻ làm như thế nào và Cha mẹ phiên dịch như thế nào
-Trẻ nhìn những chiếc bánh trên bàn và tạo ra
âm thanh --- Mẹ nói: ‘Mmmm…bánh’! Hoặc “con muốn bánh” và đưa cho trẻ chiếc bánh
-Trẻ cười khi trẻ nghe thấy một đồ chơi có bản nhạc trẻ thích ------ mẹ Giơ Trò chơi lên và nói: “Con thích nhạc” hoặc “ bản nhạc này hay quá”
• Sử dụng các hoạt động có động cơ và có mục đích rõ ràng. Các hoạt động có mục đích rõ ràng cho trẻ, ví dụ như ăn quà giữa giờ, trò chơi xã hội như đung đưa trên chân của bố, hoặc chơi trò có động cơ – sẽ khuyến khích trẻ gửi thông điệp để đạt mong muốn. Bên cạnh việc phải có mục tiêu rõ ràng, các hoạt động này cũng phải có sự tham gia của 2 người. Điều này khuyến khích tương tác và cung cấp cơ hội cho trẻ để gửi thông điệp trực tiếp đến bạn.
Ví dụ: về các hoạt động có mục đích rõ ràng
Hoạt động: Mục đích:
Thổi bong bong Nhìn/bắt bong
Chơi với đồ chơi thổi gió Nhìn hiệu ứng của trò gió thổi
Ăn quà Nếm đồ ăn
Cù ly Bị cù (nhận cù)
• Tạo cơ hội cho con của bạn gửi thông điệp trong các hoạt động với mục đích rõ ràng. Bằng cách dừng lại và chờ đợi tại những thời điểm đoán trước được trong các hoạt động, bạn có thể tạo cho con cơ hội để gửi thông điệp tới bạn. Điều này có nghĩa là trước khi bạn đẩy đầu gối chân lên cao để xem con bạn có thích làm lại lần nữa không, chờ đợi trước khi bạn đưa ra cho con bạn sự giúp đỡ thứ hai, hoặc chờ trước khi thổi gió trò chơi thổi gió.
• Khi bạn chờ, hãy nhìn con và rướn mình gần về phía con để con biết rằng bạn đang chờ đợi con làm điều gì đó. Khi con bạn làm điều đó, không quan trọng con làm được mức độ ít nhiều ntn (cho dù là cực ít, hoặc thật khẽ), hãy ghi nhận điều đó bằng cách cho phép tương tác được tiếp tục (hãy tạo ra vài tiếng nổ, cù ly, thổi gió vào đồ chơi). Nói điều gì đó hòa điệu với thông điệp của con. Hãy chắc chắn là theo sự dẫn dắt của con - sử dụng các hoạt động mà con thích, và dừng lại khi con không còn hứng thú nữa.
       Bằng cách trở thành một người quan sát kiên nhẫn về những tín hiệu mong manh, thoảng qua của con, hoặc đáp ứng với những dấu hiệu của con, bạn sẽ giúp con tạo ra sự kết nối làm cho những tín hiệu của con có nghĩa và con có thể chỉ thị cho người khác. Bằng cách này, con của bạn đang tiến lên trên con đường tạo được sự chú ý.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Oanh

Nguồn
By Lauren Lowry
Hanen Certified SLP and Clinical Staff Writer
Người dịch: Lê Kiều Thanh


Không có nhận xét nào