Header Ads

CHƠI CÙNG CON ĐỂ GIÚP CON PHÁT TRIỂN TƯ DUY



Nếu đối với người lớn làm việc & học hành là việc nghiêm túc, thì đối với trẻ em, CHƠI ĐÙA là VIỆC NGHIÊM TÚC.
Vì vậy, với trẻ em:
- Mọi lúc đều là Giờ chơi.
- Mọi nơi đều là Chỗ chơi.
- Mọi thứ đều là Đồ chơi.
- Mọi người đều là Bạn chơi.

CHƠI ĐÙA LÀ CÁCH TRẺ EM HỌC HỎI TÌM HIỂU THẾ GIỚI QUANH MÌNH, CŨNG NHƯ KHẢ NĂNG CỦA CHÍNH MÌNH
Mục đích chính của chơi đùa là: VUI, hệ quả mới là "học". Vì vậy, khi chơi với con, mà mình không vui hay con không vui thì không nên làm.
Hãy chơi bằng 5 giác quan (âm thanh như la hét, ố, á, úi, ai dà nóng quá, cha cha lạnh quá...) để kích hoạt nhiều vùng não của bé.
Khi dạy con, chúng ta phải dạy đúng, vì vậy, nếu có gì mình chưa chắc chắn có đúng ko thì đừng dạy vội, hãy nói với con rằng, cái này mẹ/ bố chưa biết rõ, để bố/ mẹ tìm hiểu rồi sẽ cho con biết sau nhé.
Còn khi chơi với con, nếu con có nói gì sai, bố mẹ đừng chỉnh sửa gì cả, chỉ cười thôi. Tại sao lại thế? Tại vì: nếu chúng ta chỉnh sửa sai sót của con ngay lập tức, là chúng ta đặt mục đích học lên trên mục đích chơi vui của con, con sẽ cảm thấy mấy hứng. Cứ nhiều lần như thế, con trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin, tự nhiên, sẽ băn khoăn ko biết mình chơi thế có đúng ko? mình nói thế có đúng ko?...
Không chỉnh sửa khi con chơi, ko có nghĩa là con sai mình để mặc con. Mình sẽ ko trực tiếp chỉ cho con chỗ sai mà là gián tiếp giúp con nhận ra chỗ sai của mình và con sẽ tự sửa.

Ví dụ:
1) Có 5 anh em siêu nhân, con đếm 1, 2, 3 ,4, 5 nhưng khi hỏi con có mấy chú siêu nhân, con lại nói là 3 thì hãy đừng chỉnh con là "có 5 chú chứ". Thay vì nói như vậy, mình có thể nói với con là: ồ, con chỉ cần 3 chú siêu nhân thôi àh, vậy con lấy 3 chú, còn bố/ mẹ lấy 2 chú nhé. Rồi đếm lại 1, 2, 3, 4, 5 nè, của con 3 chú nè 1, 2, 3, còn của bố/ mẹ 2 chú (1, 2). Như vậy, chúng ta ko chỉ ra rằng con đã sai, mà là mình đang dạy con 3 + 2 = 5.

2) Khi con đã biết phân biệt màu sắc rồi, nếu con cầm 1 chú siêu nhân màu xanh mà nói là mầu trắng. Bố/ mẹ cũng ko nên sửa lại là "màu xanh chứ con" mà chỉ cười thôi, rồi đưa chú siêu nhân màu trắng ra cho con và hỏi con chú này mầu gì. Lúc đó, con sẽ tự nhận ra chú này màu trắng và chú kia màu xanh...

3) Khi con có đồ chơi mới, bố mẹ đừng vội hướng dẫn con cách chơi. Hãy để con tự mình khám phá đồ chơi đó và cho con tự chơi theo trí tưởng tượng của con.
VD: Bộ đồ chơi cá ngựa ko phải chỉ có cách chơi bình thường như mình vẫn hay chơi. Đối với trẻ con, con có thể tưởng tượng ra nhiều thứ khác và chơi theo cách của con, hãy để cho trẻ được tự do tưởng tượng và mơ mộng. TƯỞNG TƯỢNG VÀ MƠ MỘNG là cái NÔI của các phát minh vĩ đại.

Chỉ khi con mầy mò mãi mà chưa biết cách chơi, con cần bố mẹ giúp, thì bố mẹ chỉ hướng dẫn con thôi, rồi hoặc để con tự chơi hoặc mình chơi cùng con. Nếu thấy con làm sai thì cũng đừng nhắc nhở gì cả. VD như trò chơi ghép tranh, mình chỉ hướng dẫn con cách ghép (giúp con nhận biết miếng ghép nào ở vòng ngoài, ghép từ ngoài vào trong), sau đó cứ nhìn con chơi hoặc bố mẹ làm việc khác, kệ cho con chơi một mình rồi thỉnh thoảng ngó xem con ghép đc chưa, nếu ghép đc 1 vài miếng ghép thì lại khích lệ con "ôi, con giỏi thế, con ghép đc mấy miếng rồi nè, con ghép tiếp đi nhé, khi nào xong thì gọi bố/ mẹ nhé, Dzê!". Nhiều khi bố mẹ hay sốt ruột, thấy con ghép một miếng ghép vào sai chỗ là lại bảo con xoay lại đi hoặc con ghép miếng khác đi... như vậy, con sẽ trở thành con rối trong tay bố mẹ, chơi theo sự chỉ đạo của bố mẹ thì còn vui được ko?

4) Khi chơi/ đọc truyện cho con, bố mẹ hãy ko ngừng hỏi con các câu hỏi mở (5W- 1H)

What (cái gì), When (khi nào), Who (ai), Why (tại sao), Where (ở đâu) & How (như thế nào, bao nhiêu)
Hãy khuyến khích con hỏi bố mẹ để khám phá thế giới và nhớ rằng: THERE IS NO STUPID QUESTION (Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn).
Nếu câu hỏi của con là câu hỏi mới, bố mẹ sẽ trả lời thật chi tiết, đầy đủ nhất có thể để giảng kiến thức cho con, với những câu hỏi mà bố mẹ nghĩ con có thể tự trả lời đc, thì bố mẹ sẽ hỏi lại con, dẫn dắt con tự đưa ra câu trả lời.

5) Cách đọc truyện/ kể chuyện C-A-R-E:
Combine: tổng hợp (sau khi đọc xong, bố mẹ hỏi lại con xem trong truyện có bao nhiêu con vật/ người,... (có thể dùng câu hỏi mớ 5W- 1H).
Act: Diễn đạt (bố mẹ nên đọc/ kể truyện với giọng đọc thật ly kỳ, cuốn hút và còn có thể diễn đạt bằng hành động, sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể để tăng phần hứng thú, hấp dẫn cho con)
Role play: Đóng vai (bố mẹ nên hỏi con để con tự phân vai cho con và cho bố mẹ).
Expand: Mở rộng (sau khi đọc xong truyện, bố mẹ có thể hỏi con rằng mình có thể thay các nhân vật trong truyện thành các con vật/ ng khác... để giúp con động não và tư duy ra khỏi khuôn khổ của câu truyện vừa rồi. Cái đó ng ta gọi là "Thinking outside of the box".

Bác sỹ Nguyễn Hoàng Oanh ( trích Trần Thị Ái Liên)

Không có nhận xét nào