Header Ads

Làm gì khi "Trẻ không hợp tác" ??? (Phần 1,2)

 


“Không hợp tác” là lí do bác nghe rất nhiều khi bố mẹ không hoàn thành bài tập, không nộp bài thực hành cho bác, khi giáo viên không thực hiện được tiết dạy như kế hoạch... Chắc hẳn các bạn cũng không ít hơn một lần phải vò đầu bứt tai than vãn về điều này.


Vậy không hợp tác là gì?

Là trẻ không nghe lời, không làm theo hướng dẫn, hay mục tiêu của chúng ta không đạt được? Hay thậm chí trẻ có những hành vi cáu kỉnh, thách thức, phá rối?

100% người lớn khi nói câu này với bác thì sau đó đều đi tìm nguyên nhân từ trẻ, hay nói một cách khác là chúng ta đã đổ trách nhiệm gây ra thất bại cho hoạt động/tiết dạy đó là do trẻ. 

Ô nghe nghịch lý và mâu thuẫn nhỉ, chúng ta đang ở đây để giúp trẻ sống thoải mái hơn, học tập hiệu quả hơn và hoà nhập dễ dàng hơn cơ mà- tại sao trẻ lại không chịu hợp tác, không chịu đón nhận sự hỗ trợ đó? Bản năng của con người là tìm đến và đón nhận những gì dễ chịu, có lợi hơn cho bản thân cơ mà. Thế tại sao trẻ lại từ chối?


Để giải thích và tháo gỡ những tình huống này chúng ta sẽ cùng nhau đi từ từ các vấn đề:

✅ Những rào cản từ khuyết tật/khó khăn của trẻ

✅ Qui trình tương tác và dạy học của người lớn đã phù hợp với trẻ, với loại kĩ năng muốn dạy?

✅ Người lớn đã thực sự biết mình muốn dạy trẻ điều gì và tại sao lại dạy điều đó? Bài học đã được thiết kế đủ các thành phần?

✅ Hệ thống gợi nhắc và hỗ trợ đã đủ để giúp trẻ học

✅ Tình trạng tâm sinh lý của trẻ lúc đó có sẵn sàng cho việc học tập?

✅ Những hệ thống quản lý hành vi mà người lớn đã và đang dùng với trẻ liệu có hiệu quả?


🆘Những rào cản từ khuyết tật/khó khăn của trẻ

📌Bạn vẫn biết rằng trẻ có khó khăn nên mới cần can thiệp, nhưng liệu bạn đã biết đủ về loại khuyết tật/bệnh...mà trẻ đang mắc đem đến những thách thức nào trong học tập và sinh hoạt của trẻ, để từ đó mà thay đổi cách dạy cho phù hợp với cách học tập khả thi của mỗi bé.

Mình đưa vài ví dụ điển hình để các bạn hình dung nhé

📍Với trẻ tự kỷ, khiếm khuyết cốt lõi là giao tiếp xã hội, trong đó bắt nguồn từ việc trẻ khó di chuyển sự chú ý từ người/hoạt động này sang người/hoạt động khác, và thiếu động lực/nhu cầu kết nối xã hội. 

Vậy nếu bạn muốn dạy trẻ, trước tiên cần thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách THEO SỰ DẪN DẮT CỦA TRẺ. 

Ngược lại khi trẻ đang chìm đắm say mê trong hoạt động trẻ thích, bạn lại gắng sức lôi trẻ lên bàn để dễ kiểm soát thì bạn fail rồi, nếu bạn có chiến thắng thì đó đơn giản là vì con sợ hoặc thói quen chứ CHẤT LƯỢNG TƯƠNG TÁC không hề được cải thiện. Mà đây lại là khiếm khuyết cốt lõi cơ đấy.

📍Với trẻ Rối loạn xử lý giác quan ( mà phần đa trẻ tự kỷ kèm theo khiếm khuyết này), thì cách thu nhận thông tin, xử lý, đáp ứng lại của trẻ khác biệt chúng ta hoàn toàn. 

Vậy nếu bạn không hiểu để giúp con ổn định sau đó mới kết nối và dạy thì bạn sẽ giống như bắt một con mèo phải lặn sâu xuống nước bắt cá vậy...

📍Với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, nếu bạn chỉ nói, nói và nói...thì càng khiến trẻ bối rối, căng thẳng giống như bạn không biết tiếng Anh nhưng bắt ngồi dịch bản tin VOA ấy.

Ngoài ra nhiều con khó sử dụng cùng lúc tất cả các giác quan nên khi bạn nói thì con khoá luôn thị giác và ngược lại khi cố quan sát thì các con khoá luôn tai để tập trung hơn. Thế mà ép con phải vừa nghe vừa nhìn trừng trừng thì...hợp tác sao được.

🔐Trẻ con là trẻ con, lớn lên và phát triển thông qua các trải nghiệm sinh hoạt và tương tác, đặc biệt là vui chơi, nhưng các bạn lại đơn giản hoá cả thế giới thu bé lại vừa vào mớ thẻ tranh ấy...thì con học được gì, dùng được gì, và hứng thú gì ngoài sự kích thích thị giác vì với tốc độ tráo 24hình/s thì giống hệt tivi đang phát hình.

📍Nhóm trẻ ADHD thì nhu cầu vận động rất lớn và khoảng chú ý ngắn kèm theo thay đổi liên tục nhưng chúng ta ép con phải ngồi im và làm duy nhất các việc gắp hạt, cắm nấm...ngày sang ngày, tuần nối tuần...thì con hợp tác kiểu gì đây????


💚Vậy nên, chúng ta hãy nhìn lại con với sự hiểu biết cặn kẽ nhất nhưng với góc nhìn bao quát nhất, và phải học để hiểu con đấy, không tự nhiên thành người mentor xuất sắc của con được!

_TS.BS Hoàng Oanh_

Để đồng hành cùng con, các bố mẹ có thể tham khảo khóa học "Dạy con 24/7 tích hợp" do TS.BS Hoàng Oanh giảng dạy trên website với lộ trình rõ ràng, phù hợp với trẻ. Chi tiết khóa học, bố mẹ tham khảo tại link: 

https://bacsyhoangoanh.com/khoa-hoc/day-con-24-7-tich-hop

Không có nhận xét nào