Header Ads

KHI NÀO CON SẼ NÓI?- ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ HI VỌNG MÀ HÃY ĐI ĐÚNG HƯỚNG

 


👍 TIN TỐT CHO TRẺ CHẬM NÓI – NHIỀU TRẺ TỰ KỈ BIẾT NÓI HƠN TRƯỚC
👩🏻‍⚕️ Như nhiều chuyên gia khác, TS Ericka L. Wodka gặp gỡ các bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề nóng hổi: Khi nào hay Giá như đứa con tự kỉ của họ biết nói
Bà đã không nhận được bất kì câu trả lời thích đáng nào cho vấn đề này ngay cả khi tìm đến các nghiên cứu mang tính hướng dẫn. 😔
Sau đó, bà đã tự đưa ra nghiên cứu riêng của mình sử dụng dữ liệu từ Simons Simplex Collection (SSC). SSC gồm 2600 gia đình mà mỗi gia đình đều có 1 trẻ mắc hội chứng tự kỉ
Trong nghiên cứu lớn nhất của chủ đề này tính đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn trẻ nhỏ mắc tự kỉ và chậm ngôn ngữ nghiêm trọng nói “câu thành thạo” ở độ tuổi lên 8, với gần 1 nửa có lời nói thành thạo. Những phát hiện này cho thấy tỷ lệ trẻ tự kỉ có khả năng nói được thành câu cao hơn báo cáo trước đây.🙂
(Nói thành câu tức là trẻ sẽ sử dụng câu 2 từ thích hợp, như “muốn bánh” khi thèm đồ ăn.)
Nhóm đã nghiên cứu dựa trên 535 trẻ tự kỉ từ SSC có lịch sử chậm phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng – được cho là không có lời nói hoặc không thể ghép các từ với nhau tạo thành cụm từ có ý nghĩa ở độ tuổi lên 4. Ở độ tuổi lên 8, 70% nói được thành câu và 47% nói thành thạo
👶 TRẺ CHẬM NÓI
Nghiên cứu này mang lại hi vọng cho các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con em - là những trẻ không nói trước 4 hay 5 tuổi - không có khả năng phát triển lời nói. Một vài trẻ tự kỉ phát triển ngôn ngữ có ý nghĩa sau tuổi lên 5. “Có những đứa trẻ có ngôn ngữ khi ở tuổi lên 6-7” – theo như Dr. Wodka
Trong nghiên cứu, 16% trẻ trí tuệ mức trung bình thấp hoặc khuyết tật trí tuệ, và 11% trẻ trí tuệ trung bình, nói được thành câu ở độ tuổi lên 6 hoặc cao hơn, đồng tác giả của nghiên cứu - Luther Kalb, MHS, of Kennedy Krieger Institute - phát biểu
🌈 Dr. Wodka đã đem tin tốt lành đến cho các bậc cha mẹ cũng như các nhà giáo dục, “Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn tiếp tục làm việc với trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ cũng như các mục tiêu xã hội, và tiếp tục can thiệp mạnh mẽ/kiên trì trong suốt thời thơ ấu và thời kì phổ thông, phần lớn trẻ không sử dụng cụm từ có ý nghĩa ở độ tuổi lên 4 sẽ biết sử dụng cụm từ có ý nghĩa ở tuổi lên 8"
🔹 Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có điểm thông minh không lời càng cao và càng ít thiếu hụt xã hội có nhiều khả năng diễn đạt được cụm từ và nói thành thạo ở độ tuổi sớm hơn. Thiếu hụt xã hội bao gồm các vấn đề về giao tiếp mắt, sử dụng cử chỉ khuôn mặt để giao tiếp, chia sẻ đồ vật, suy nghĩ và cảm giác
🔹 Trẻ có trí thông minh trong phạm vi bình thường – IQ lớn hơn 85 – diễn đạt cụm từ sớm hơn 7 tháng so với trẻ có trí thông minh trung bình thấp hoặc khuyết tật trí tuệ
🔹 Trẻ có lời nói trôi chảy lớn tuổi hơn và chỉ số IQ không lời cao hơn, mức độ thiếu hụt xã hội và các triệu chứng bồn chồn thấp hơn, theo nghiên cứu1
🔹 Rất bất ngờ, nhóm nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa phát triển ngôn ngữ và hai triệu chứng tự kỉ: hành vi lặp đi lặp lại chẳng hạn như vỗ tay, tìm kiếm cảm giác khác thường như ngửi đồ vật. “Thực sự rất đáng ngạc nhiên” Mr. Kalb nói. Các hành vi lặp đi lặp lại dường như có thể can thiệp đến sự phát triển ngôn ngữ, nhưng thực tế không như vậy, Ông giải thích
🔑 Ý NGHĨA CỦA CAN THIỆP
- Các phát hiện hỗ trợ một cách đầy tiềm năng việc sử dụng các hình thức can thiệp tự kỉ tập trung vào “nhận thức xã hội” chẳng hạn như dạy trẻ nhận biết cảm giác và quan điểm của người khác
💡Dr. Wodka giải thích rằng hội chứng tự kỉ “không phải là rối loạn lời nói hay ngôn ngữ. Đó là rối loạn giao tiếp xã hội. Hiểu được tại sao tầm quan trọng của việc giao tiếp với người khác không gắn liền với trẻ tự kỉ nếu so sánh với trẻ phát triển bình thường.
💡 Việc can thiệp giúp thúc đẩy trẻ em giao tiếp và chia sẻ trải nghiệm với người khác có thể giúp cải thiện khả năng nói. Nghiên cứu này mở ra các nghiên cứu khác cùng đề tài
⚙️ Các gia đình trong nghiên cứu có những đặc điểm nhất định. Chỉ có 1 đứa con duy nhất mắc hội chứng tự kỉ, cha mẹ và anh chị em không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trẻ tự kỉ không có đặc tính di truyền như hội chứng Fragile X hoặc Down, hoặc tiền sử gia đình rối loạn tâm thần. Kết quả nghiên cứu có thể không áp dụng cho những trẻ có lịch sử bệnh khác hay những thành viên khác trong gia đình mắc hội chứng tự kỉ


Mẹ Quỳnh- TS.BS Cú (dịch)
Tham khảo:
1. Wodka, E.L., Mathy, P. & Kalb, L. (2013) Predictors of Phrase and Fluent Speech in Children With Autism and Severe Language Delay. Pediatrics. 2013 Mar 4. [Epub ahead of print]. View abstract.
2. Simons Foundation Autism Research Initiative. Retrieved from sfari.org

Không có nhận xét nào