Có một số người hỏi vì sao trẻ tự kỷ lại thích nói
tiếng Anh hơn tiếng Việt? Đây là một số giả thuyết đặt ra để có thể giải thích
vấn đề này.
Rất thú vị, có thể có nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, đặc biệt là chức năng
của não bộ.
Giải thích về vấn đề này chưa viết thành bài bản nhưng hôm trước mình có nói
đến vài điều sau đây để lý giải trong hội thảo về giáo dục đặc biệt tại Perth,
Australia, tháng 6/2017 về việc tại sao trẻ tự kỷ lại thích nói tiếng Anh:
1) Do
hệ thần kinh có những khó khăn trong việc đáp ứng với khuôn mặt và giọng nói
của con người mà lại dễ đáp ứng với các đồ vật như máy móc điện tử hay các đồ
chơi kích thích cảm giác khác nhau.
2)
Chính sự không đáp ứng trong tương tác với con người mà lại dễ đáp ứng với các
công cụ điện tử như TV, iPhone, Ipad nên phụ huynh cảm thấy dễ dàng hơn khi cho
trẻ chơi với các công cụ này, khi chơi với các công cụ này lâu dài trẻ trở nên
quen thuộc và bám dính vào, khó bỏ đi.
Điều này lại càng làm cho trẻ khó khăn trong tương tác và giao tiếp với con
người, càng làm trẻ chậm hơn về ngôn ngữ và giao tiếp.
Nhiều phụ huynh hiểu lầm là cho con xem TV, Ipad... nhiều gây ra tự kỷ, thực ra
là do trẻ đã vốn có khó khăn trước rồi, ông bà cha mẹ không biết cách nên để cho
trẻ chơi với công cụ điện tử để dễ dàng hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Có nhiều phụ huynh NGỘ NHẬN rằng trẻ biết nói tiếng Anh nên không có vấn đề gì
và còn tỏ ra thích thú cho rằng trẻ giỏi.
Giao tiếp và tương tác không chỉ đơn giản là nói lập lại một số từ hay rập
khuôn cả câu. Đây là một quá trình phức tạp bao gồm sự chú ý đến đối tượng giao
tiếp, chủ động, khởi xướng, thể hiện nhu cầu, trao đổi thông qua hệ thống không
có lời ( cử chỉ, điệu bộ) và hệ thống có lời, sự phối hợp đồng bộ cả hai hệ thống
giao tiếp không lời và có lời một cách nhịp nhàng, phù hợp.
3) Việc
xử lý ngôn ngữ của trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong cung giọng, giọng trẻ
thường là phẳng (Flat) và đơn điệu (Aprosody), tiếng Việt vốn là ngôn ngữ có
dấu, cung giọng lên xuống (Tone language) nên có thể trẻ gặp khó khăn trong xử
lý hơn so với tiếng Anh
4) Hầu
hết các chương trình TV, IPhone, Ipad....mà hấp dẫn đối với tự kỷ thường là có
nhiều hình ảnh sinh động (trẻ tự kỷ xử lý thông tin qua thị giác rất tốt) và có
kèm theo tiếng Anh, nên khi trẻ xem hình và có tiếng Anh (không có tone như
tiếng Việt) thì dễ học ngôn ngữ này hơn theo kiểu kích thích đôi (Pair
stimulation hay điều kiện cổ điển: Classical conditioning ).
5) Cho
dù trẻ tự kỷ có nói tiếng Anh nhiều đi chăng nữa thì cũng không có khuynh hướng
dùng ngôn ngữ này để chủ động trong giao tiếp thực sự.
Mình có bài nghiên cứu cùng với các cộng sự về chơi các công cụ điện tử ảnh
hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ thế nào trong các gia đình
Việt Nam tại TP HCM. Để sẽ công bố sau.
* Bác
sỹ Hoàng Oanh bình luận:
Trẻ tự kỷ thích tiếng Anh, ipad nhưng tiếng Anh, ipad KHÔNG gây ra tự kỷ!
Nguồn:
- Trích lời
giải đáp của BS. Phan Thiệu Xuân Giang
- Tiếng Anh không gây ra chậm nói, rối loạn ngôn ngữ.
- Những
ngộ nhận, đổ tội nhầm cho việc học ngoại ngữ:
Không có nhận xét nào