Trẻ em bắt đầu học ngôn ngữ ngay từ khi sinh ra.
Giống như sự lớn lên và phát triển của trẻ, lời nói, ngôn ngữ của trẻ
cũng ngày càng phức tạp hơn. Trẻ học để hiểu và sử dụng ngôn ngữ để bày
tỏ ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc, và để giao tiếp với người khác.
Trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ và lời nói, trẻ học các kỹ năng rất quan trọng đối với sự phát triển của chữ (đọc và viết). Giai đoạn phát triển kĩ năng đọc viết ban đầu này, bắt đầu từ lúc sinh và tiếp diễn liên tục trong những năm mẫu giáo. Trẻ nhìn, xem và tương tác với chữ viết (ví dụ: sách, tạp chí, bìa, nhãn…) trong các tình huống hàng ngày (ví dụ: nhà, trường mầm non, nhà trẻ…), trước khi thực sự vào tiểu học. Cha mẹ có thể thấy trẻ tăng dần sự nhận biết và thích thú với chữ khi bé bắt đầu nhận ra các từ có vần điệu, có thể tạo ra chữ bằng bút chì màu, chỉ tay vào các logo và các tín hiệu trên đường phố đường phố, và đặt tên cho một số chữ cái của bảng chữ cái. Dần dần, trẻ biết kết hợp những gì bé nghe, nói với những gì bé biết về chữ, và sẵn sàng để học cách đọc và viết.
• Có
sự liên quan đến khả năng đọc viết và khả năng nói không?
CÓ.
Những trải nghiệm của bé trong việc nghe, nói chính là tiền đề cho
việc phát triển kĩ năng đọc viết sớm và các kĩ năng đọc viết tại
tiểu học. Trẻ suy giảm khả năng nói sẽ rất khó khăn trong việc đọc,
viết. Kỹ năng ngôn ngữ quan trọng liên quan với kĩ năng đọc viết là
NHẬN THỨC ÂM VỊ-là khả năng trẻ nhận ra một từ được tạo nên bởi
các âm độc lập. Trẻ có nhận thức âm vị tốt sẽ có khả năng đọc viết
tốt hơn rất nhiều.
• Ai có
nguy cơ?
Một số
dấu hiệu sớm để nhận ra một trẻ có nguy cơ khó khăn trong đọc viết. Trẻ rối
loạn lời nói và ngôn ngữ thường gặp phải vấn đề đọc và viết. Các yếu tố về
thể chất hoặc sinh lý (ví dụ, sinh non, viêm tai mãn tính, bại não…), rối loạn
phát triển (ví dụ, thiểu năng trí tuệ, phổ tự kỷ), môi trường gia đình ít
nguồn đọc viết, hoặc tiền sử gia đình có người khó khăn đọc viết….
• Các
dấu hiệu sớm
Dấu
hiệu nghĩ tới trẻ có nguy cơ khó khăn đọc và viết và học tập bao gồm: bé
nói liên tục k dứt, giảm hứng thú hoặc khó nhận ra vần điệu hoặc
không bận tâm đến sách và việc đọc sách, khó hiểu các chỉ dẫn đơn giản,
khó hiểu (hoặc ghi nhớ) tên của chữ cái…
• Vai
trò của các CHUYÊN VIÊN TRỊ LIỆU NGỮ ÂM ( NGÔN NGỮ-ÂM LỜI NÓI)/SLP-CVTLNN
-
CVTLNN có một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ,
đọc viết của tất cả trẻ em, đặc biệt là những người có chẩn đoán/nghi ngờ
có khó khăn trong học đọc viết .
- Các CVTLNN thể giúp ngăn ngừa các vấn đề này, nhận dạng xác định trẻ em có
nguy cơ, và can thiệp để khắc phục khó khăn .
- Phối hợp với gia đình, người chăm sóc và giáo viên để hỗ trợ trẻ.
- Can thiệp cho các trẻ lớn có sự chậm phát triển, khiếm khuyết ngôn
ngữ.
• Can
thiệp sớm là quan trọng
CTS vô
cùng quan trọng vì những khó khăn ở giai đoạn phát triển kĩ năng đọc
viết ban đầu sẽ kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ
và học kiến thức của trẻ khi đi học. Cần thúc đẩy sự phát triển
kĩ năng ngôn ngữ, đọc viết giai đoạn đầu ở trẻ nhỏ và can thiệp
tích cực cho những trẻ lớn hơn có khiếm khuyết về ngôn ngữ và lời
nói.
Bác sỹ
Hoàng Oanh
Nguồn:
Hiệp hội thanh thính học Hoa Kỳ_http://www.asha.org/public/speech/emergent-literacy/
Không có nhận xét nào