Header Ads

Nói bao nhiêu và nói với trẻ như thế nào



Dạy trẻ học ngôn ngữ bằng cách "nạp" từ cho trẻ hay tương tác cùng trẻ- cách nào tối ưu hơn?
Hai mươi năm trước đây, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt bởi các nhà nghiên cứu sự phát triển nổi tiếng là Hart và Risley mang tên "khoảng cách 30 triệu từ” - đề cập đến số lượng từ có thể nói ở trẻ 3 tuổi ở gia đình thu nhập thấp ít hơn so với các trẻ cùng tuổi khác. Phát hiện này đã huy động rất nhiều nỗ lực quốc gia, tiểu bang và địa phương, tập trung phần lớn vào cách chúng ta có thể giúp cha mẹ đọc, hát và nói chuyện với con cái của họ trong nỗ lực để thu hẹp khoảng cách này. Nhưng việc sử dụng khoa học đang còn nhiều khoảng trống.
Chúng ta biết không chỉ là cách chúng ta nói chuyện với trẻ ; mà bao gồm cả cách chúng ta nói chuyện với trẻ và cách chúng ta phải nỗ lực điều chỉnh sao cho phù hợp.
Thúc giục bố mẹ giao tiếp với trẻ trong một nỗ lực để điền vào bộ não trẻ thêm 30 triệu từ không phải là cách tiếp cận đúng. Các phòng thí nghiệm của chúng tôi, bao gồm một số người khác nữa, đã tiến hành ba nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng ngôn ngữ qua đôi tai của trẻ không dự đoán kết quả trẻ học được sau đó.
Trong một trong những nghiên cứu này, chúng tôi đã kiểm tra các đoạn hội thoại mà các bà mẹ có thu nhập thấp đã nói với những đứa con 2 tuổi của họ, cũng như số lượng từ mà các bà mẹ sử dụng. Chúng tôi băn khoăn liệu chúng ta có thể tìm ra sự liên quan trong các cuộc hội thoại, từ đó dự đoán ngôn ngữ của trẻ em ở tuổi lên 3. Liệu có điều kì diệu nào xảy ra với vốn ngôn ngữ của trẻ? Hoặc có thể có yếu tố dự đoán tốt hơn nếu các cuộc hội thoại hai chiều xảy ra giữa cha mẹ và trẻ?
Trả lời: Hội thoại tương tác hai chiều
Chúng ta phải thúc đẩy các mối quan hệ ấm áp gần gũi, trong đó người lớn không chỉ nói với con, mà còn phải khuyến khích sự tương tác. Cha mẹ cần duy trì cuộc hội thoại, chứ không phải chỉ đơn giản là cố gắng để trẻ nghe càng nhiều từ càng tốt, đấy là cách họ chuẩn bị cho con sự phát triển ngôn ngữ sau nay và thành công trong việc học.
Một nghiên cứu khác, với các cựu sinh viên tốt nghiệp Sarah Roseberry Lytle, vốn từ học tập của trẻ em được trực tiếp tham gia với những người khác trên truyền hình và video-chat( như Skype). Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ dưới 3 tuổi hầu như không học được gì từ việc nghe trên màn ảnh truyền hình, phản ứng của trẻ để tương tác trên video chat là không thể phân biệt từ giữa người thật và người trên video.
Cuối cùng, một nghiên cứu thứ ba, với sinh viên tốt nghiệp Jessa Reed, kiểm tra những gì sẽ xảy ra khi đàm thoại hai chiều bị gián đoạn. Để kiểm tra điều này, chúng tôi yêu cầu cha mẹ dạy hai từ cho trẻ em ở hai tình huống. Trong một tình huống, việc dạy của người mẹ bị gián đoạn bởi một cuộc gọi điện thoại. ở tình huống kia, từ này được giảng dạy mà không bị gián đoạn. Chúng tôi thấy rằng trẻ học được từ trong điều kiện không bị gián đoạn và không học được trong tình trạng bị gián đoạn. Khi chúng ta phá vỡ sự tương tác hai chiều, con không nhận ra những lợi ích của việc hội thoại. Tất nhiên, chúng ta không cấm cha mẹ không được nhận điện thoại, nhưng cần lưu ý rằng việc học ngôn ngữ không xảy ra khi các cuộc trò chuyện bị gián đoạn.
Ba nghiên cứu này, cùng với nhiều nghiên cứu khác trong lĩnh vực này, cung cấp một cảnh báo. Nếu chúng ta chỉ đơn giản khuyến khích các cha mẹ nói nhiều hơn với con, sẽ không thúc đẩy việc học ngôn ngữ ở trẻ. Nhưng nếu chúng ta giúp cha mẹ thấy giá trị các cuộc hội thoại đa dạng với con, sử dụng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, con sẽ học để tham gia vào cuộc hội thoại, từ đó phát triển ngôn ngữ và học tập thành công hơn.

Kết luận:
Nếu chúng ta muốn thực sự cải thiện ngôn ngữ và khả năng đọc viết, chúng ta phải chuyển mục tiêu từ số lượng từ trẻ nghe được sang chất lượng ngôn ngữ của trẻ trong các mối quan hệ. Điều này đỏi hỏi sự xây dựng, khuyến khích, củng cố các cuộc hội thoại tương tác hai chiều với trẻ


Roberta Michnick Golinkoff là Giám đốc của Phòng thí nghiệm “Chơi, học tập và phát triển của trẻ” tại Đại học Delaware. Liên lạc với cô tại roberta@udel.edu.
Kathy Hirsh-Pasek là đồng giám đốc của “Trung tâm và phòng thí nghiệm về nhũ nhi và trẻ nhỏ” tại Đại học Temple. Tiếp cận cô tại khirshpa@temple.edu.


Bác sĩ Nguyễn Hoàng Oanh (dịch)

Không có nhận xét nào