Header Ads

HIỂU TƯỜNG TẬN VỀ GIAO TIẾP



Là cha mẹ của một trẻ tự kỷ, bạn muốn giúp con giao tiếp và tương tác với người khác. 
Để cung cấp sự hỗ trợ phù hợp, bạn cần phải hiểu tường tận về cách giao tiếp để có thể phát hiện sự khác biệt giữa phát triển giao tiếp điển hình và phát triển giao tiếp chậm hoặc khác biệt ở trẻ tự kỷ. 
Khi bạn biết những mốc nào là quan trọng để giao tiếp thành công, bạn sẽ có ý tưởng về việc phải làm gì để giúp con bạn. 

Giao tiếp là gì? Nhiều hơn lời nói! 

Rất có thể định nghĩa của bạn về giao tiếp bao gồm “nói” hoặc “lời nói”. 
Và “nói” đúng là một thành phần quan trọng của giao tiếp, nhưng giao tiếp thực sự nhiều hơn lời nói.

Giao tiếp là việc sử dụng cả hành vi KHÔNG LỜI (mắt, biểu hiện trên khuôn mặt và cử chỉ) và hành vi LỜI NÓI (lời nói hoặc ngôn ngữ nói) để thể hiện cho người khác biết bạn muốn gì, thể hiện cảm xúc, chia sẻ ý tưởng và giải quyết vấn đề. 

Là một người giao tiếp thành công có nghĩa là không chỉ gửi thông điệp rõ ràng, mà còn điều chỉnh phù hợp với thông điệp của người khác.
Những thông điệp này cần một số giải thích, cho dù điều này liên quan đến sự hiểu biết cử chỉ, nét mặt hay thậm chí là ý nghĩa đằng sau lời nói (nghĩ về một người bạn nói, "Tốt thôi" khi bạn hủy bỏ một bữa tối và bạn biết cô ấy thực sự có nghĩa là "Tôi tức điên lên với bạn!"). 
Những người giao tiếp thành công biết các quy tắc trò chuyện bất thành văn, bao gồm chờ và nghe trong khi người khác nói và sau đó theo dõi, nhận xét hoặc đặt câu hỏi liên quan đến những gì người nói vừa nói. 
Tất cả chúng ta cần phải tìm hiểu các quy tắc trò chuyện bất thành văn này để trở thành những người giao tiếp hiệu quả.




Sự phát triển của giao tiếp xã hội 

Đến 5 tuổi, trẻ em phải rất thành thạo về giao tiếp xã hội được mô tả ở trên. 
Tuy nhiên, khả năng hiểu và sử dụng các quy tắc trò chuyện này không cùng lúc mà. 
Khả năng này phát triển từng bước nhỏ ngay từ khi trẻ được sinh ra. 
Nhận thức về một số cột mốc giao tiếp sớm sẽ giúp bạn hiểu những gì còn thiếu trong giao tiếp của con và loại trợ giúp cần thiết ở từng giai đoạn phát triển của trẻ. 


 1. Giao tiếp xã hội trong năm đầu đời:

Trong vài tháng đầu đời, trẻ em bị cuốn hút với khuôn mặt, đặc biệt là khuôn mặt của mẹ. Việc quan tâm đến mẹ là bước đầu tiên mà em bé hướng tới trở thành một cá thể xã hội. 
Ngay sau đó, em bé bập bẹ luân phiên với mẹ- giống như một cuộc trò chuyện nhỏ mà không có lời nói. 
Bên cạnh việc bắt chước âm thanh, trẻ sơ sinh bắt đầu bắt chước hành động mà bé thấy mẹ đang làm, vd: thổi quả bóng, vỗ tay... 
Bé đặc biệt hứng thú với giọng hát của mẹ và thích giọng nói của mẹ hơn những âm thanh xung quanh. 
Vào cuối của năm đầu, bé trở nên hòa đồng hơn, quan tâm đến những gì mà người chăm sóc chỉ tay vào và đôi khi thậm chí còn nói những tiếng đầu tiên.
Nếu con không nhìn bạn hoặc chú ý đến giọng nói của bạn, bé đang bỏ lỡ cơ hội trên con đường để trở thành một người giao tiếp xã hội. 

Lời khuyên để giúp con bạn chú ý đến bạn (từ sách Hanen More Than Words®) :
- Luôn cố gắng đối mặt với con ( chiến lược OWL, MĐM )
- Cường điệu cách nói khi nói chuyện với con để khiến bạn trở nên thú vị hơn bất kỳ thứ gì khác trong môi trường của bé. ( chiến lược 4T, 4S )


2. Giao tiếp xã hội trong năm thứ hai

- Ngay cả những trẻ chưa biết nói vào năm thứ hai, trẻ vẫn đang gửi những thông điệp rõ ràng bằng những cử chỉ. 
- Trẻ bắt đầu bằng cách đưa hoặc nắm giữ đồ vật với ý định thu hút sự chú ý của cha mẹ và tiến triển dần đến những cử chỉ như lắc đầu để nói "không", vẫy tay chào tạm biệt... 
- Khoảng 14 tháng, trẻ chỉ tay đến những thứ chúng muốn và khoảng 16 tháng, bé chỉ vào những thứ bé muốn cha mẹ xem - để chia sẻ điều bé quan tâm. 
- Và cuối cùng, chỉ tay sẽ là nền tảng để chia sẻ thông tin cùng với các từ ngữ. 
Theo thời gian, thay vì chỉ tay và tạo ra âm thanh khi bé bị thu hút bởi một bé khác đang khóc, bé sẽ có thể nói, "Bé khóc." 
- Đến cuối năm thứ hai, trẻ em giao tiếp chủ yếu bằng lời nói (có thể nói khoảng 300 từ) vì nhiều lý do, bao gồm đặt câu hỏi và chia sẻ điều gì đó mà người khác sẽ quan tâm.

Nếu con bạn không sử dụng và hiểu được một loạt các cử chỉ, bao gồm cả việc chỉ tay, bé sẽ có những khó khăn khi diễn giải và gửi các thông điệp không lời.

Lời khuyên để giúp con bạn sử dụng cử chỉ (từ sách hướng dẫn Hanen More Than Words®):
- Đưa cho con bạn thứ gì đó mà bé muốn (ví dụ, một món đồ chơi hay món đồ chơi yêu thích) trong một hộp đựng trong suốt khó mở và đợi bé trả lại cho bạn (một cử chỉ) để bạn có thể mở nó
- Hát những bài hát có cử chỉ trong đó (ví dụ: If you happy and you know it).



3. Giao tiếp xã hội trong những năm mầm non (3-5 năm):

- Trong những năm mẫu giáo, trẻ gia tăng vốn từ vựng của mình lên khoảng 6000 từ và nói trong những câu dài hơn. 
- Nhưng những thay đổi lớn nhất trong những năm này là những gì trẻ em nói. Không còn chỉ tập trung vào hiện tại và trước mắt, trẻ mẫu giáo sử dụng ngôn ngữ để nói về tương lai, quá khứ và giải quyết vấn đề. Trong các cuộc trò chuyện, bé thường thể hiện sự cân nhắc với đối tác bằng cách đưa ra nhận xét hoặc đặt câu hỏi về điều gì đó mà người khác đã nói.
 - Nếu con bạn đang nói, nhưng chỉ nói về những thứ mà bé quan tâm hoặc không kết nối những gì người đó nói với những gì người khác nói, thì bé đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh với mọi người và vẫn cần phải hướng dẫn giao tiếp vì mục đích xã hội. 


Mẹo để giúp con bạn điều chỉnh cùng những người khác (từ sách hướng dẫn Hanen TalkAbility ™):
- Trong các tình huống hàng ngày, hãy nói về sự khác biệt trong những gì mọi người thích và suy nghĩ. 
Ví dụ, bạn có thể yêu cầu con bạn giúp bạn chọn hoa quả trong cửa hàng tạp hóa, dựa trên những gì bé biết về sở thích của các thành viên trong gia đình. 
Điều này giúp bé suy nghĩ về những gì người khác nghĩ và thích. 
- Khi bạn đọc sách với con bạn, hãy nói về những gì nhân vật trong cuốn sách đang suy nghĩ và cảm nhận.



Cuối cùng... 
Không có hai đứa trẻ giống nhau trong phát triển giao tiếp xã hội, nhưng có những cột mốc nhất định mà trẻ em phải đạt được để trở thành những người giao tiếp thành công. 
Việc trì hoãn hoặc thiếu các mốc quan trọng không có nghĩa là con bạn không thể cải thiện đáng kể. 
Can thiệp sớm tập trung vào điểm mạnh và khó khăn về tương tác xã hội và giao tiếp của con bạn có thể tạo nên sự khác biệt.



Bác sĩ Nguyễn Hoàng Oanh

Không có nhận xét nào